Nắng nóng đầu hè, cảnh giác bệnh ở người già và trẻ nhỏ
Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Tú, thời tiết mát, tình trạng sức khỏe bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch sẽ ổn định hơn. Ngược lại, thời tiết nắng nóng lại gây trở ngại lớn, đặc biệt với người mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường… Có trường hợp, bệnh nhân vừa xuất viện đã tái nhập viện do khó thở, mất nước. Do vậy, những ngày thời tiết nắng nóng, người cao tuổi cần uống nước thường xuyên, bổ sung thêm hoa quả để đủ lượng vitamin, khoáng chất. Đặc biệt, cần tránh ra nắng trong khoảng từ 10h đến 16h, bởi đây là thời điểm nắng gắt, tia tử ngoại cao...
Tương tự, tại Bệnh viện Nhi trung ương, nắng nóng cũng khiến lượng bệnh nhi đến khám tăng nhẹ từ 10 đến 15% so với ngày bình thường. Trung bình mỗi ngày, Khoa Khám bệnh của bệnh viện tiếp nhận từ 3.200 đến 3.500 bệnh nhi đến khám, chủ yếu là các bệnh lý sốt vi rút, tiêu chảy, viêm đường hô hấp… Để ứng phó với nắng nóng, bệnh viện đã tăng cường ghế ngồi, quạt mát, nước uống cho bệnh nhi và người nhà tại các khu chờ khám bệnh…
Còn tại Khoa Nhi (Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba), lượng bệnh nhi đến khám giảm so với những ngày bình thường. Tuy nhiên, bác sĩ Nguyễn Thị Anh Xuân, Trưởng khoa Nhi của bệnh viện cảnh báo, bình thường, sau mỗi đợt nắng nóng, lượng bệnh nhi sẽ tăng lên, nhưng vì ngại nắng nóng nên phụ huynh chưa đưa con đi khám; khi thấy bệnh nặng họ mới cho con nhập viện. Bác sĩ này lưu ý, các bậc phụ huynh không nên tự ý mua thuốc tại hiệu thuốc vì nhiều nhà thuốc thường kê kháng sinh ngay cho trẻ. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh.
* Ngày 17-5, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVN HANOI) cho biết: Trong ngày 16-5, sản lượng điện tiêu thụ toàn thành phố đã đạt 64,6 triệu kWh, đây là mức tiêu thụ điện trong ngày cao nhất từ đầu năm. Sản lượng điện tiêu thụ bình quân các ngày đầu tháng 5-2018 (tính đến ngày 16-5) đã tăng 21% so với tháng 4-2018. EVN HANOI khuyến cáo, tình trạng nắng nóng gay gắt còn kéo dài sẽ khiến nhu cầu sử dụng điện tăng cao, dẫn đến nguy cơ đầy tải và quá tải lưới điện cục bộ ở một số khu vực, gây mất an toàn ổn định vận hành hệ thống điện. Vì vậy, khách hàng cần sử dụng điện tiết kiệm, hạn chế sử dụng các thiết bị tiêu thụ nhiều điện vào giờ cao điểm (từ 11h đến 14h và từ 18h đến 23h). Khi sử dụng điều hòa, người dân chỉ nên đặt ở mức 26 độ C trở lên, bảo đảm tiết kiệm điện, góp phần giảm thiểu nguy cơ quá tải cục bộ, gây sự cố gián đoạn cung cấp điện. Nhờ thực hiện tốt nhiều giải pháp, đến nay, việc vận hành và cung cấp điện trên địa bàn thành phố vẫn bảo đảm yêu cầu đặt ra.
* Cùng ngày, trao đổi với phóng viên Báo Hà Nội Mới, ông Nguyễn Anh Việt, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư xây dựng và kinh doanh nước sạch sông Đà (Viwaco) cho biết, việc cấp nước sạch cho các khu vực thuộc công ty quản lý vẫn diễn ra bình thường, không xảy ra sự cố.
Tương tự, thông tin từ Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội cho biết, những ngày nắng nóng vừa qua, việc cấp nước sạch trên địa bàn thành phố ổn định. Đơn vị chưa nhận được phản ánh nào về việc mất nước sinh hoạt của người dân.
Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại xã Cự Khê (huyện Thanh Oai). Ảnh: Linh Ngọc |
Tương tự, tại Bệnh viện Nhi trung ương, nắng nóng cũng khiến lượng bệnh nhi đến khám tăng nhẹ từ 10 đến 15% so với ngày bình thường. Trung bình mỗi ngày, Khoa Khám bệnh của bệnh viện tiếp nhận từ 3.200 đến 3.500 bệnh nhi đến khám, chủ yếu là các bệnh lý sốt vi rút, tiêu chảy, viêm đường hô hấp… Để ứng phó với nắng nóng, bệnh viện đã tăng cường ghế ngồi, quạt mát, nước uống cho bệnh nhi và người nhà tại các khu chờ khám bệnh…
Còn tại Khoa Nhi (Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba), lượng bệnh nhi đến khám giảm so với những ngày bình thường. Tuy nhiên, bác sĩ Nguyễn Thị Anh Xuân, Trưởng khoa Nhi của bệnh viện cảnh báo, bình thường, sau mỗi đợt nắng nóng, lượng bệnh nhi sẽ tăng lên, nhưng vì ngại nắng nóng nên phụ huynh chưa đưa con đi khám; khi thấy bệnh nặng họ mới cho con nhập viện. Bác sĩ này lưu ý, các bậc phụ huynh không nên tự ý mua thuốc tại hiệu thuốc vì nhiều nhà thuốc thường kê kháng sinh ngay cho trẻ. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh.
* Ngày 17-5, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVN HANOI) cho biết: Trong ngày 16-5, sản lượng điện tiêu thụ toàn thành phố đã đạt 64,6 triệu kWh, đây là mức tiêu thụ điện trong ngày cao nhất từ đầu năm. Sản lượng điện tiêu thụ bình quân các ngày đầu tháng 5-2018 (tính đến ngày 16-5) đã tăng 21% so với tháng 4-2018. EVN HANOI khuyến cáo, tình trạng nắng nóng gay gắt còn kéo dài sẽ khiến nhu cầu sử dụng điện tăng cao, dẫn đến nguy cơ đầy tải và quá tải lưới điện cục bộ ở một số khu vực, gây mất an toàn ổn định vận hành hệ thống điện. Vì vậy, khách hàng cần sử dụng điện tiết kiệm, hạn chế sử dụng các thiết bị tiêu thụ nhiều điện vào giờ cao điểm (từ 11h đến 14h và từ 18h đến 23h). Khi sử dụng điều hòa, người dân chỉ nên đặt ở mức 26 độ C trở lên, bảo đảm tiết kiệm điện, góp phần giảm thiểu nguy cơ quá tải cục bộ, gây sự cố gián đoạn cung cấp điện. Nhờ thực hiện tốt nhiều giải pháp, đến nay, việc vận hành và cung cấp điện trên địa bàn thành phố vẫn bảo đảm yêu cầu đặt ra.
* Cùng ngày, trao đổi với phóng viên Báo Hà Nội Mới, ông Nguyễn Anh Việt, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư xây dựng và kinh doanh nước sạch sông Đà (Viwaco) cho biết, việc cấp nước sạch cho các khu vực thuộc công ty quản lý vẫn diễn ra bình thường, không xảy ra sự cố.
Tương tự, thông tin từ Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội cho biết, những ngày nắng nóng vừa qua, việc cấp nước sạch trên địa bàn thành phố ổn định. Đơn vị chưa nhận được phản ánh nào về việc mất nước sinh hoạt của người dân.
Theo Hà Nội Mới