Những lý do khiến bệnh viêm họng lâu khỏi
Viêm họng là căn bệnh phổ biến, ai cũng từng gặp ít nhiều lần trong đời. Bệnh dễ mắc, dễ chữa song cũng dễ tái phát. Nhiều người viêm họng dai dẳng, lặp lại đến cả năm, uống thuốc không khỏi. Khi đó, bệnh đã chuyển sang mạn tính hoặc quá phát, khó chữa, gây suy nhược cơ thể, tắt tiếng, thậm chí có nguy cơ ung thư họng - amidan nếu để lâu không trị dứt điểm.
Họng là ngã 3 của đường ăn, uống và thở. Chính vì vậy, cơ quan này dễ chịu tác động của không khí, đồ ăn, thức uống...và các bệnh khác như xoang mũi, trào ngược dạ dày, viêm phế quản, viêm đường hô hấp...
Khi có biểu hiện ho, đau sưng họng ở mức độ nhẹ, người bệnh thường chủ quan không chữa trị. Với người khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, cơ thể sẽ tự phục hồi. Tuy nhiên, với cơ thể vốn đã yếu, mẫn cảm với thời tiết và đang mắc bệnh (viêm xoang mũi, dạ dày, đường ruột, thường xuyên cúm, sốt...) thì các triệu chứng viêm họng sẽ khó thuyên giảm. Mức độ khó chịu và đau đớn cũng tăng lên nếu không đưọc chữa kịp thời, đúng cách.
Khi bệnh nhẹ, mới mắc, bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh đúng liều theo hướng dẫn; ăn uống điều độ, nhiều rau xanh trái cây và uống nhiều nước tăng sức đề kháng... thì cơ thể sẽ khoẻ lại.
Nếu bệnh nặng, hay tái phát, cần kiểm tra lại các nguyên nhân dưới đây để có biện pháp phù hợp:
Trào ngược dạ dày: Nếu thấy có biểu hiện ăn uống đầy hơi, ợ chua, buồn nôn khi đánh răng, nóng rát cổ họng, ho nhiều về đêm…, người bệnh cần đi khám xem có bị trào ngược dạ dày không. Giải pháp lúc này là uống thuốc kiểm soát chứng trào ngược song song với chữa viêm họng.
Viêm xoang: Nếu bị viêm xoang có nước mũi chảy xuống họng, nên mua bình rửa để hút nước mũi ra ngoài. Tạo thói quen hỉ mũi ra ngoài bằng đường mũi, không nuốt dịch xuống họng.
Ho, khạc cổ: Tuyệt đối không cố khạc nhổ, bởi động tác đó khiến cho các mao mạch trong họng căng lên, dễ rách vỡ, dân đến niêm mạc họng tổn thương nặng, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm lấn. Thay vào đó, nên súc họng bằng nước muối sinh lý 2 lần sáng - tối.
Người bệnh cũng có thể dùng thêm các sản phẩm thảo dược long đờm như Pharysol trong ít nhất 7 ngày để đờm dễ bung ra khỏi bề mặt họng. Sau đó nhè đờm ra và súc họng lại bằng nước sạch. Cách này giúp họng sạch, loại bỏ được chất nhầy (đờm), thông thoáng và dễ chịu hơn.
Sức đề kháng yếu: Nếu người bệnh thường xuyên viêm họng vì miễn dịch kém, thì nên tích cực tăng sức đề kháng nhằm hạn chế các tác nhân gây bệnh. Uống nhiều nước, ăn rau xanh, trái cây và uống thêm nước dừa tươi 2 lần mỗi ngày khá hiệu quả.
Sau 2-3 tháng kết hợp các biện pháp tăng sức đề kháng, long đờm, hỗ trợ điều trị viêm họng mãn tính bằng thảo dược, niêm mạc họng sẽ lành lại, vùng sưng đau giảm, các hạt li ti trong họng cũng xẹp dần.
Họng là ngã 3 của đường ăn, uống và thở. Chính vì vậy, cơ quan này dễ chịu tác động của không khí, đồ ăn, thức uống...và các bệnh khác như xoang mũi, trào ngược dạ dày, viêm phế quản, viêm đường hô hấp...
Viêm họng là căn bệnh phổ biến, ai cũng từng gặp ít nhiều lần trong đời. |
Khi có biểu hiện ho, đau sưng họng ở mức độ nhẹ, người bệnh thường chủ quan không chữa trị. Với người khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, cơ thể sẽ tự phục hồi. Tuy nhiên, với cơ thể vốn đã yếu, mẫn cảm với thời tiết và đang mắc bệnh (viêm xoang mũi, dạ dày, đường ruột, thường xuyên cúm, sốt...) thì các triệu chứng viêm họng sẽ khó thuyên giảm. Mức độ khó chịu và đau đớn cũng tăng lên nếu không đưọc chữa kịp thời, đúng cách.
Khi bệnh nhẹ, mới mắc, bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh đúng liều theo hướng dẫn; ăn uống điều độ, nhiều rau xanh trái cây và uống nhiều nước tăng sức đề kháng... thì cơ thể sẽ khoẻ lại.
Nếu bệnh nặng, hay tái phát, cần kiểm tra lại các nguyên nhân dưới đây để có biện pháp phù hợp:
Trào ngược dạ dày: Nếu thấy có biểu hiện ăn uống đầy hơi, ợ chua, buồn nôn khi đánh răng, nóng rát cổ họng, ho nhiều về đêm…, người bệnh cần đi khám xem có bị trào ngược dạ dày không. Giải pháp lúc này là uống thuốc kiểm soát chứng trào ngược song song với chữa viêm họng.
Viêm xoang: Nếu bị viêm xoang có nước mũi chảy xuống họng, nên mua bình rửa để hút nước mũi ra ngoài. Tạo thói quen hỉ mũi ra ngoài bằng đường mũi, không nuốt dịch xuống họng.
Ho, khạc cổ: Tuyệt đối không cố khạc nhổ, bởi động tác đó khiến cho các mao mạch trong họng căng lên, dễ rách vỡ, dân đến niêm mạc họng tổn thương nặng, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm lấn. Thay vào đó, nên súc họng bằng nước muối sinh lý 2 lần sáng - tối.
Người bệnh cũng có thể dùng thêm các sản phẩm thảo dược long đờm như Pharysol trong ít nhất 7 ngày để đờm dễ bung ra khỏi bề mặt họng. Sau đó nhè đờm ra và súc họng lại bằng nước sạch. Cách này giúp họng sạch, loại bỏ được chất nhầy (đờm), thông thoáng và dễ chịu hơn.
Sức đề kháng yếu: Nếu người bệnh thường xuyên viêm họng vì miễn dịch kém, thì nên tích cực tăng sức đề kháng nhằm hạn chế các tác nhân gây bệnh. Uống nhiều nước, ăn rau xanh, trái cây và uống thêm nước dừa tươi 2 lần mỗi ngày khá hiệu quả.
Sau 2-3 tháng kết hợp các biện pháp tăng sức đề kháng, long đờm, hỗ trợ điều trị viêm họng mãn tính bằng thảo dược, niêm mạc họng sẽ lành lại, vùng sưng đau giảm, các hạt li ti trong họng cũng xẹp dần.
Theo VnExpress