CEO Starbucks: Từ cậu bé nhà nghèo đến tỷ phú cà phê
Bất kể người Mỹ nào cũng biết đến thương hiệu cà phê Starbucks và vị CEO nổi tiếng Howard Schultz. Chỉ trong vòng 3 thập kỷ, Schultz đã đưa thương hiệu Starbucks mở rộng ra toàn cầu và làm nên cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp cà phê.
Biến cố thay đổi toàn bộ cuộc đời
Schultz sinh năm 1953 tại Brooklyn, New York. Cha mẹ ông đều là người lao động nghèo và cả gia đình sống trong một khu tập thể chật chội. Khi Schultz 7 tuổi, cha ông bị tai nạn nghiệm trọng và điều này đã làm thay đổi toàn bộ cuộc sống của ông. Trong tâm trí Schultz, ông vẫn nhớ như in ngày trở về nhà và trông thấy cha nằm trên ghế với băng nẹp bó chặt từ thắt lưng đến đầu gối vì tại nạn tại nơi làm việc. Cha ông, một tài xế xe tải, không được nhận tiền bồi thường, bị mất việc và không có bảo hiểm y tế.
Trong buổi nói chuyện với sinh viên tại lễ tốt nghiệp ở Đại học bang Arizona năm 2017, ông kể lại quãng thời gian đó: "Năm lên 7, tôi đã có một trải nghiệm đau thương trong cuộc đời mình. Tôi nhìn thấy giấc mơ của mình tan vỡ và cha mẹ tôi hoàn toàn tuyệt vọng... Điều đó vẫn ám ảnh tôi đến ngày hôm nay".
Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, mẹ của Schultz vẫn luôn khuyến khích con trai tiếp tục việc học để thay đổi tương lai. Ngoài thời gian làm việc phụ giúp tài chính cho gia đình, Schultz vẫn theo đuổi việc học. Ông giành được một suất học bổng thể thao của Đại học Northern Michigan.
Tuy nhiên lên đến đại học, Schultz quyết định không chơi thể thao mà dành toàn bộ thời gian rảnh để đi làm thêm. Schultz đã làm rất nhiều các công việc lặt vặt trong trường, thậm chí để trả tiền học phí, ông còn bán cả máu.
Sau khi tốt nghiệp, Schultz từng kinh qua nhiều việc để kiếm sống: Làm việc tại nhà nghỉ trượt tuyết ở Michigan, bán hàng tại Xerox và tại một cửa hàng kinh doanh đồ dùng gia đình Hammarplast. Sau đó, ông tìm thấy Starbucks.
Người tạo nên cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp cà phê
Thương hiệu Starbucks xuất hiện vào thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước, tuy nhiên lúc đó chỉ là hai quán cà phê nhỏ và không được nhiều người biết đến. Vào đầu thập niên 80, Schultz gia nhập công ty với vị trí giám đốc marketing và tin tưởng rằng Starbucks có thể phát triển thành chuỗi cà phê quốc tế.
Nhưng những ý tưởng của Schultz không thể thuyết phục được người sáng lập Starbucks. Vì vậy ông đã rời khỏi công ty và tự mở mô hình kinh doanh riêng của mình. Năm 1987, Schultz mua lại thương hiệu Starbucks và 17 cửa hàng. Sau đó, Schultz bắt tay vào thay đổi hướng đi của Starbucks.
Khi cửa hàng đầu tiên khai trương tại thành phố New York, Starbucks đã tạo được ấn tượng riêng cho khách hàng bởi không gian của quán, hương vị cà phê rang xay đặc biệt. Schultz đã xây dựng Starbucks dựa trên cảm hứng từ văn hóa cà phê Italy.
Từ năm 1998 đến năm 2008, Starbucks liên tục mở rộng thị trường, từ 1.886 cửa hàng lên 16.680. Schultz chứng minh rằng cách làm chuỗi cà phê thông minh và tiện lợi như vậy hoàn toàn thành công trên phạm vi toàn cầu.
Luôn đấu tranh cho các vấn đề xã hội
Tính tới cuối năm 2017, Starbucks có hơn 27.300 cửa hàng tại 75 quốc gia. Doanh thu năm 2017 của công ty đạt 22.4 tỷ USD và công ty được định giá 84 tỷ USD. Hiện nay Schultz sở hữu khối tài sản khoảng 3 tỷ USD.
Schultz là người tích cực trong các hoạt động xã hội. Năm 2011, Schultz khuyến khích mọi người không đóng góp tiền cho các chiến dịch chính trị cho đến khi chính phủ giải quyết được nợ quốc gia. Tiếp đến năm 2015, ông dẫn dắt chiến dịch chống nạn bạo hành và chế độ phân biệt chủng tộc của cảnh sát.
Tháng 12/2017, ông từ chức CEO Starbucks, trở thành chủ tịch điều hành công ty và tập trung vào "các sứ mệnh xã hội". Kể từ đó, ông nỗ lực kêu gọi cộng đồng chống lại chính sách ngăn cản những người tị nạn nhập cảnh Mỹ của Tổng thống Trump.
Schultz có những khát vọng lớn lao tạo nên sự thay đổi ở Mỹ, ông luôn là người tiên phong đấu tranh cho quyền bình đẳng của công dân về các vấn đề từ nhập cư đến cải cách thuế. Đến nay đã là một tỷ phú giàu có nhưng Schultz vẫn giữ lối sống giản dị và lao động không mệt mỏi, với mong muốn cống hiến nhiều hơn cho xã hội.
Howard Schultz là người đã đưa thương hiệu cà phê Starbucks mở rộng toàn cầu. Ảnh: Bussiness Insider. |
Biến cố thay đổi toàn bộ cuộc đời
Schultz sinh năm 1953 tại Brooklyn, New York. Cha mẹ ông đều là người lao động nghèo và cả gia đình sống trong một khu tập thể chật chội. Khi Schultz 7 tuổi, cha ông bị tai nạn nghiệm trọng và điều này đã làm thay đổi toàn bộ cuộc sống của ông. Trong tâm trí Schultz, ông vẫn nhớ như in ngày trở về nhà và trông thấy cha nằm trên ghế với băng nẹp bó chặt từ thắt lưng đến đầu gối vì tại nạn tại nơi làm việc. Cha ông, một tài xế xe tải, không được nhận tiền bồi thường, bị mất việc và không có bảo hiểm y tế.
Trong buổi nói chuyện với sinh viên tại lễ tốt nghiệp ở Đại học bang Arizona năm 2017, ông kể lại quãng thời gian đó: "Năm lên 7, tôi đã có một trải nghiệm đau thương trong cuộc đời mình. Tôi nhìn thấy giấc mơ của mình tan vỡ và cha mẹ tôi hoàn toàn tuyệt vọng... Điều đó vẫn ám ảnh tôi đến ngày hôm nay".
Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, mẹ của Schultz vẫn luôn khuyến khích con trai tiếp tục việc học để thay đổi tương lai. Ngoài thời gian làm việc phụ giúp tài chính cho gia đình, Schultz vẫn theo đuổi việc học. Ông giành được một suất học bổng thể thao của Đại học Northern Michigan.
Tuy nhiên lên đến đại học, Schultz quyết định không chơi thể thao mà dành toàn bộ thời gian rảnh để đi làm thêm. Schultz đã làm rất nhiều các công việc lặt vặt trong trường, thậm chí để trả tiền học phí, ông còn bán cả máu.
Sau khi tốt nghiệp, Schultz từng kinh qua nhiều việc để kiếm sống: Làm việc tại nhà nghỉ trượt tuyết ở Michigan, bán hàng tại Xerox và tại một cửa hàng kinh doanh đồ dùng gia đình Hammarplast. Sau đó, ông tìm thấy Starbucks.
Người tạo nên cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp cà phê
Thương hiệu Starbucks xuất hiện vào thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước, tuy nhiên lúc đó chỉ là hai quán cà phê nhỏ và không được nhiều người biết đến. Vào đầu thập niên 80, Schultz gia nhập công ty với vị trí giám đốc marketing và tin tưởng rằng Starbucks có thể phát triển thành chuỗi cà phê quốc tế.
Nhưng những ý tưởng của Schultz không thể thuyết phục được người sáng lập Starbucks. Vì vậy ông đã rời khỏi công ty và tự mở mô hình kinh doanh riêng của mình. Năm 1987, Schultz mua lại thương hiệu Starbucks và 17 cửa hàng. Sau đó, Schultz bắt tay vào thay đổi hướng đi của Starbucks.
Schultz là người luôn tích cực trong các hoạt động xã hội. Ảnh: Bussiness Insider. |
Khi cửa hàng đầu tiên khai trương tại thành phố New York, Starbucks đã tạo được ấn tượng riêng cho khách hàng bởi không gian của quán, hương vị cà phê rang xay đặc biệt. Schultz đã xây dựng Starbucks dựa trên cảm hứng từ văn hóa cà phê Italy.
Từ năm 1998 đến năm 2008, Starbucks liên tục mở rộng thị trường, từ 1.886 cửa hàng lên 16.680. Schultz chứng minh rằng cách làm chuỗi cà phê thông minh và tiện lợi như vậy hoàn toàn thành công trên phạm vi toàn cầu.
Luôn đấu tranh cho các vấn đề xã hội
Tính tới cuối năm 2017, Starbucks có hơn 27.300 cửa hàng tại 75 quốc gia. Doanh thu năm 2017 của công ty đạt 22.4 tỷ USD và công ty được định giá 84 tỷ USD. Hiện nay Schultz sở hữu khối tài sản khoảng 3 tỷ USD.
Schultz là người tích cực trong các hoạt động xã hội. Năm 2011, Schultz khuyến khích mọi người không đóng góp tiền cho các chiến dịch chính trị cho đến khi chính phủ giải quyết được nợ quốc gia. Tiếp đến năm 2015, ông dẫn dắt chiến dịch chống nạn bạo hành và chế độ phân biệt chủng tộc của cảnh sát.
Tháng 12/2017, ông từ chức CEO Starbucks, trở thành chủ tịch điều hành công ty và tập trung vào "các sứ mệnh xã hội". Kể từ đó, ông nỗ lực kêu gọi cộng đồng chống lại chính sách ngăn cản những người tị nạn nhập cảnh Mỹ của Tổng thống Trump.
Schultz có những khát vọng lớn lao tạo nên sự thay đổi ở Mỹ, ông luôn là người tiên phong đấu tranh cho quyền bình đẳng của công dân về các vấn đề từ nhập cư đến cải cách thuế. Đến nay đã là một tỷ phú giàu có nhưng Schultz vẫn giữ lối sống giản dị và lao động không mệt mỏi, với mong muốn cống hiến nhiều hơn cho xã hội.
Thảo Nguyên (Theo Business insider)