Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần ưu tiên phát triển thương hiệu
Hội chợ do Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương chủ trì tổ chức.
Tại hội thảo, ý kiến của một số chuyên gia tư vấn chiến lược cho rằng, hầu hết các doanh nghiệp DN ở Việt Nam chưa có ý thức xây dựng thương hiệu và việc xây dựng thương hiệu là quá trình tốn kém và chỉ phù hợp cho những DN lớn “mạnh gạo, bạo tiền”.
Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước, tình trạng người Việt vẫn chuộng hàng ngoại nhập mặc dù không có sự khác biệt về chất lượng trong khi giá cả sản phẩm ngoại nhập khá cao vẫn còn diễn ra khá phổ biến. Chính vì vậy, xây dựng thương hiệu luôn là vấn đề hàng đầu được đặt ra cho DN nhưng hiện nay nhiều DN vẫn còn lúng túng trong việc cần làm gì để xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu.
Tại hội thảo, bà Đặng Thanh Vân, Giám đốc điều hành Công ty Thanhs, Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu chia sẻ, thương hiệu không đơn thuần là cái tên mà còn chứa đựng nhiều thông điệp, ý nghĩa mà DN muốn gửi đến cho khách hàng; thương hiệu giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn, phân biệt các sản phẩm khác nhau. Chiến lược thương hiệu được định nghĩa là toàn bộ quy trình, công cụ và phương pháp biến một sản phẩm, dịch vụ, hay một tên gọi trở thành một dấu ấn độc quyền, khác biệt, cảm xúc trong tâm trí khách hàng và công chúng; giúp người tiêu dùng vẫn trung thành lựa chọn sản phẩm của bạn trước sự lựa chọn hàng hóa ngày càng đa dạng như hiện nay. Chính vì vậy, việc xây dựng và phát triển thương hiệu không chỉ dành cho các công ty lớn mà các DN nhỏ và vừa muốn phát triển thành công thì phải đặt việc phát triển thương hiệu lên ưu tiên hàng đầu.
Có cùng quan điểm trên, ông Trần Anh Tuấn hoạt động trong lĩnh vực thiết kế và phát triển sản phẩm đến từ Công ty Mes lab cho rằng, một thương hiệu có ấn tượng, uy tín với khách hàng là thương hiệu phải lấy khách hàng làm trung tâm; phải nắm bắt được nhu cầu của họ ra sao, chi phí của khách hàng ở mức nào… từ đó mới đưa ra được sản phẩm và dịch vụ phù hợp với khách hàng.
Tại hội thảo, ý kiến của một số chuyên gia tư vấn chiến lược cho rằng, hầu hết các doanh nghiệp DN ở Việt Nam chưa có ý thức xây dựng thương hiệu và việc xây dựng thương hiệu là quá trình tốn kém và chỉ phù hợp cho những DN lớn “mạnh gạo, bạo tiền”.
Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước, tình trạng người Việt vẫn chuộng hàng ngoại nhập mặc dù không có sự khác biệt về chất lượng trong khi giá cả sản phẩm ngoại nhập khá cao vẫn còn diễn ra khá phổ biến. Chính vì vậy, xây dựng thương hiệu luôn là vấn đề hàng đầu được đặt ra cho DN nhưng hiện nay nhiều DN vẫn còn lúng túng trong việc cần làm gì để xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu.
Quang cảnh hội thảo. |
Tại hội thảo, bà Đặng Thanh Vân, Giám đốc điều hành Công ty Thanhs, Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu chia sẻ, thương hiệu không đơn thuần là cái tên mà còn chứa đựng nhiều thông điệp, ý nghĩa mà DN muốn gửi đến cho khách hàng; thương hiệu giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn, phân biệt các sản phẩm khác nhau. Chiến lược thương hiệu được định nghĩa là toàn bộ quy trình, công cụ và phương pháp biến một sản phẩm, dịch vụ, hay một tên gọi trở thành một dấu ấn độc quyền, khác biệt, cảm xúc trong tâm trí khách hàng và công chúng; giúp người tiêu dùng vẫn trung thành lựa chọn sản phẩm của bạn trước sự lựa chọn hàng hóa ngày càng đa dạng như hiện nay. Chính vì vậy, việc xây dựng và phát triển thương hiệu không chỉ dành cho các công ty lớn mà các DN nhỏ và vừa muốn phát triển thành công thì phải đặt việc phát triển thương hiệu lên ưu tiên hàng đầu.
Có cùng quan điểm trên, ông Trần Anh Tuấn hoạt động trong lĩnh vực thiết kế và phát triển sản phẩm đến từ Công ty Mes lab cho rằng, một thương hiệu có ấn tượng, uy tín với khách hàng là thương hiệu phải lấy khách hàng làm trung tâm; phải nắm bắt được nhu cầu của họ ra sao, chi phí của khách hàng ở mức nào… từ đó mới đưa ra được sản phẩm và dịch vụ phù hợp với khách hàng.
Nam Trực (Báo Quân đội)