Kẻ lãng du làm cà phê sạch
Truly Mountain - Câu chuyện cao nguyên
Sau nhiều năm làm nhà phân phối các dòng máy công nghiệp cho các DN trong nước, năm 2015, trong một lần vào Kon Tum thăm người thân, Thái nhận thấy khu vực này trồng nhiều cà phê, nhưng chủ yếu là bán nguyên liệu thô với giá rẻ. Trong khi trên thị trường đồ uống, hầu hết các loại cà phê được các nhà sản xuất pha trộn tạp chất, hóa chất, tẩm ướp hương liệu, phẩm màu, chất bảo quản, gây độc hại cho người tiêu dùng. “Có tới trên 90% người dùng cà phê đang tự giết mình vì đã hình thành gu thưởng thức cà phê độc hại, mà không hề hay biết và cũng chính vì chiều lòng khách hàng mà nhiều nhà cung cấp cà phê Việt là những kẻ lừa gạt, đầu độc sức khỏe người uống cà phê hàng ngày” – anh Thái nhận định.
Từ thực tế trên, anh đã rủ người thân của mình ở Kon Tum góp vốn nhập dây chuyền của Italia để sản xuất cà phê theo quy trình khép kín, từ trồng trọt đến phân loại, xay xát, đóng gói, bán sản phẩm. Với số vốn đầu tư ban đầu 5 tỷ đồng vào dây chuyền sản xuất và 10ha trồng cà phê, sau một năm hoàn tất thủ tục, DN của anh được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Và để cho ra sản phẩm có hương vị, màu sắc như mong muốn, anh phải bỏ đi hàng tấn hạt cà phê rang xay không đạt. Khi đã có sản phẩm ưng ý, anh đặt tên cho thương hiệu cà phê của mình là Truly Mountain - câu chuyện cao nguyên.
Lúc đầu, do thổ nhưỡng của nước ta chỉ trồng được cà phê Robusta mà không trồng được cà phê Arabica nên bao bì sản phẩm Truly Mountain chỉ ghi 100% Robusta. Tuy nhiên, người Việt Nam uống Robusta chưa hợp do chát quá, anh lại nhập cà phê Arabica từ nước ngoài về trộn theo tỷ lệ nhất định, phù hợp hơn với thói quen của người tiêu dùng.
Phát triển hệ thống nhượng quyền thương hiệu
Năm 2017, Lưu Vĩnh Thái mở rộng hệ thống nhượng quyền thương hiệu bằng cách gửi cà phê, đầu tư biển hiệu và trang thiết bị cho các quán cà phê ở Hà Nội và các tỉnh, TP lớn. Chỉ trong vòng một năm, số lượng cửa hàng nhượng quyền của anh đã lên tới con số 20 từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đến Hải Phòng, Thanh Hóa, Lào Cai... Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm quản lý, nên sau một năm, các cửa hàng nhượng quyền không phát huy hiệu quả. Đến nay, hệ thống nhượng quyền của anh chỉ còn 10 cửa hàng.
Lưu Vĩnh Thái cho biết, thất bại chỉ là bước đầu bởi kế hoạch 5 năm của anh là chấp nhận lỗ để chiếm lĩnh thị trường. Hiện tại anh vừa kinh doanh cà phê vừa làm công việc khác để bù lỗ. Năm 2018, anh chuyển hướng bằng cách trực tiếp mở quán cà phê lớn ở Hà Nội, sau đó nhân rộng ra các tỉnh, TP. Tuy là cà phê 100% nguyên chất và rang xay thủ công, nhưng giá bán của Truly Mountain chỉ bằng 1/2 so với cà phê cùng loại. Cụ thể, giá bán cho các đại lý là 150.000 đồng/kg, giá bán lẻ 200.000 đồng/kg. Đây là giá bán nguyên gốc chưa tính khấu hao máy móc, tài sản. Do có vùng nguyên liệu nên công ty của anh luôn chủ động được nguồn hàng. Mỗi năm anh dự trữ khoảng 10 - 30 tấn cà phê hạt để bảo quản, chế biến phục vụ thị trường.
Nói về định hướng phát triển cà phê sạch Truly Mountain, Lưu Vĩnh Thái cho biết, anh mong muốn đưa sản phẩm của mình tới nhiều khách hàng hơn nữa bởi đây là sản phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. “Hầu hết những người uống cà phê Truly Mountain đều quay lại sử dụng bởi họ đã quen với hương vị tự nhiên của cà phê, không thể uống sang các loại có hóa chất tẩm ướp khác” – anh Thái nói.
Sau nhiều năm làm nhà phân phối các dòng máy công nghiệp cho các DN trong nước, năm 2015, trong một lần vào Kon Tum thăm người thân, Thái nhận thấy khu vực này trồng nhiều cà phê, nhưng chủ yếu là bán nguyên liệu thô với giá rẻ. Trong khi trên thị trường đồ uống, hầu hết các loại cà phê được các nhà sản xuất pha trộn tạp chất, hóa chất, tẩm ướp hương liệu, phẩm màu, chất bảo quản, gây độc hại cho người tiêu dùng. “Có tới trên 90% người dùng cà phê đang tự giết mình vì đã hình thành gu thưởng thức cà phê độc hại, mà không hề hay biết và cũng chính vì chiều lòng khách hàng mà nhiều nhà cung cấp cà phê Việt là những kẻ lừa gạt, đầu độc sức khỏe người uống cà phê hàng ngày” – anh Thái nhận định.
Anh Lưu Vĩnh Thái bên cửa hàng giới thiệu sản phẩm cà phê sạch Truly Mountain. Ảnh: Nam Bắc |
Từ thực tế trên, anh đã rủ người thân của mình ở Kon Tum góp vốn nhập dây chuyền của Italia để sản xuất cà phê theo quy trình khép kín, từ trồng trọt đến phân loại, xay xát, đóng gói, bán sản phẩm. Với số vốn đầu tư ban đầu 5 tỷ đồng vào dây chuyền sản xuất và 10ha trồng cà phê, sau một năm hoàn tất thủ tục, DN của anh được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Và để cho ra sản phẩm có hương vị, màu sắc như mong muốn, anh phải bỏ đi hàng tấn hạt cà phê rang xay không đạt. Khi đã có sản phẩm ưng ý, anh đặt tên cho thương hiệu cà phê của mình là Truly Mountain - câu chuyện cao nguyên.
Lúc đầu, do thổ nhưỡng của nước ta chỉ trồng được cà phê Robusta mà không trồng được cà phê Arabica nên bao bì sản phẩm Truly Mountain chỉ ghi 100% Robusta. Tuy nhiên, người Việt Nam uống Robusta chưa hợp do chát quá, anh lại nhập cà phê Arabica từ nước ngoài về trộn theo tỷ lệ nhất định, phù hợp hơn với thói quen của người tiêu dùng.
Phát triển hệ thống nhượng quyền thương hiệu
Năm 2017, Lưu Vĩnh Thái mở rộng hệ thống nhượng quyền thương hiệu bằng cách gửi cà phê, đầu tư biển hiệu và trang thiết bị cho các quán cà phê ở Hà Nội và các tỉnh, TP lớn. Chỉ trong vòng một năm, số lượng cửa hàng nhượng quyền của anh đã lên tới con số 20 từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đến Hải Phòng, Thanh Hóa, Lào Cai... Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm quản lý, nên sau một năm, các cửa hàng nhượng quyền không phát huy hiệu quả. Đến nay, hệ thống nhượng quyền của anh chỉ còn 10 cửa hàng.
Lưu Vĩnh Thái cho biết, thất bại chỉ là bước đầu bởi kế hoạch 5 năm của anh là chấp nhận lỗ để chiếm lĩnh thị trường. Hiện tại anh vừa kinh doanh cà phê vừa làm công việc khác để bù lỗ. Năm 2018, anh chuyển hướng bằng cách trực tiếp mở quán cà phê lớn ở Hà Nội, sau đó nhân rộng ra các tỉnh, TP. Tuy là cà phê 100% nguyên chất và rang xay thủ công, nhưng giá bán của Truly Mountain chỉ bằng 1/2 so với cà phê cùng loại. Cụ thể, giá bán cho các đại lý là 150.000 đồng/kg, giá bán lẻ 200.000 đồng/kg. Đây là giá bán nguyên gốc chưa tính khấu hao máy móc, tài sản. Do có vùng nguyên liệu nên công ty của anh luôn chủ động được nguồn hàng. Mỗi năm anh dự trữ khoảng 10 - 30 tấn cà phê hạt để bảo quản, chế biến phục vụ thị trường.
Nói về định hướng phát triển cà phê sạch Truly Mountain, Lưu Vĩnh Thái cho biết, anh mong muốn đưa sản phẩm của mình tới nhiều khách hàng hơn nữa bởi đây là sản phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. “Hầu hết những người uống cà phê Truly Mountain đều quay lại sử dụng bởi họ đã quen với hương vị tự nhiên của cà phê, không thể uống sang các loại có hóa chất tẩm ướp khác” – anh Thái nói.
Nam Bắc (Kinh Tế Đô Thị)