Người đàn bà thép của Deloitte Việt Nam: 'Phụ nữ không nên ngồi chờ xã hội xóa bỏ định kiến'
Chiều 19/4, chương trình Executive MBA của Đại học Hawaii (VEMBA) phối hợp với Đại sứ quán Mỹ tổ chức hội thảo “Lãnh đạo nữ: Vượt qua thử thách để thành công” với diễn giả là những cựu sinh viên VEMBA thành đạt tại Việt Nam.
Chia sẻ tại sự kiện, bà Hà Thu Thanh - Chủ tịch Hội đồng thành viên Deloitte Việt Nam cho biết trong suốt 35 làm nghề, bà đã có gần 20 năm ở cương vị lãnh đạo. Đặc biệt, từ năm 1998 - khi bắt đầu đảm nhận vị trí CEO của Deloitte Việt Nam - cho tới 2014, bà Thanh là phụ nữ duy nhất trong số 152 lãnh đạo quốc gia trên khắp thế giới của tập đoàn kiểm toán này.
“Mỗi lần tham dự các cuộc họp của Deloitte toàn cầu, khi phần lớn các lãnh đạo là nam giới, người ta thường hỏi tôi "quý bà đi theo ông nào?", bà Thanh nhớ lại.
Theo bà Thanh, lãnh đạo nữ hay lãnh đạo nam đều đòi hỏi những tiêu chí chung, mỗi người thành công cần có 3 yếu tố: chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng và tinh thần, thái độ làm việc.
“Trước mỗi cơ hội nghề nghiệp, không phân biệt nam hay nữ, ai thể hiện tốt hơn sẽ nắm bắt được cơ hội”, vị doanh nhân nêu quan điểm.
Dù vậy, bà Thanh cũng thừa nhận, trong xã hội phụ nữ thường yếu thế hơn đàn ông, do đó ngay cả ở Mỹ, Úc, Anh hay các nước phát triển khác, bình đẳng giới vẫn luôn là chủ đề nóng. 'Nữ tướng' ngành kiểm toán cho rằng, rào cản lớn nhất gây khó khăn cho việc bình đẳng giới tại Việt Nam chính là định kiến xã hội.
“Định kiến đi từ chính phụ nữ trước khi đi ra nam giới. Vì phụ nữ luôn cho rằng thiên chức của họ là sinh con và nuôi con. Sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ là điều đàn ông không thay thế được. Nhưng sau đó, việc chăm sóc con là công việc của cả 2 người", bà Thanh nói.
Với doanh nhân được mệnh danh là 'người đàn bà thép' này, bình đẳng không có nghĩa là bằng nhau. "Bình đẳng là mọi người đều có cơ hội làm việc, cống hiến, đóng góp cho gia đình và xã hội 'như nhau' – và từ 'như nhau' ở đây trong vai trò phụ nữ thì khác đàn ông", Chủ tịch Deloitte Việt Nam chia sẻ và nhấn mạnh rằng, phụ nữ cần tự tin mình có thể làm được mọi điều như nam giới và thể hiện bằng hành động, thay vì đổ lỗi cho xã hội hay ngồi chờ mọi người thay đổi định kiến.
“Điều đầu tiên tôi nói với nhân viên của mình về Lãnh đạo nữ là hãy lãnh đạo chính bản thân trước khi lãnh đạo những người khác. Khi chọn một phụ nữ làm lãnh đạo, chúng tôi muốn chọn một người mạnh mẽ. Mạnh mẽ ở đây không phải là hình thức bên ngoài mà là sự mạnh mẽ về ý thức, tinh thần và chí tiến thủ”, bà Thanh nói thêm.
Theo bà Thanh, khi xã hội nhìn vào phụ nữ, họ thường đòi hỏi có sự nữ tính. "Với cùng một quyết định, nếu người đàn ông đưa ra sẽ được đánh giá là hợp lý, nhưng với lãnh đạo nữ lại bị cho là độc đoán. Định kiến của xã hội là người phụ nữ phải bao dung”.
Nữ doanh nhân cho rằng, ở cương vị một nhà lãnh đạo, mỗi quyết định đưa ra đều có thể ảnh hưởng đến rất nhiều thứ, trong đó những quyết định liên quan đến con người luôn là nhạy cảm nhất. Khi đưa ra quyết định dù là lãnh đạo nam hay nữ cũng phải dựa trên mục tiêu của tổ chức, lợi ích và quá trình làm việc của nhân viên.
Sau nhiều năm làm lãnh đạo, Chủ tịch Deloitte Việt Nam rút ra kinh nghiệm: Quyết định không dựa trên giới tính của sếp nhưng hành động trước và sau đưa ra quyết định lại có thể thể hiện điều đó.
"Chẳng hạn trước khi đưa ra quyết định sa thải một nhân viên, người nữ lãnh đạo có những hành động quan tâm, tìm hiểu đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân viên đó. Sau khi đưa ra quyết định, họ có thể có những chia sẻ, hỏi thăm, động viên tinh thần", bà Thanh lấy ví dụ.
Cũng tại hội thảo, bà Nguyễn Phương Mai - CEO Navigos Search cho biết, theo một cuộc khảo sát đang được đơn vị này thực hiện, sự đa dạng giới trong đội ngũ lãnh đạo giúp doanh nghiệp làm việc hiệu quả hơn với khách hàng. Nhiều ý kiến cũng cho rằng, nữ lãnh đạo giúp công ty thu hút, giữ chân nhân tài và xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt hơn.
Kết quả khảo sát cho thấy, điểm mạnh của các nữ lãnh đạo tại Việt Nam là thực thi chiến lược nhưng năng lực cần phải cải thiện lại là đưa ra chiến lược. Trong khi đó, những rào cản đối với sếp nữ thường xuất phát từ phía gia đình, định kiến xã hội, môi trường làm việc và từ chính bản thân họ.
Chia sẻ tại sự kiện, bà Hà Thu Thanh - Chủ tịch Hội đồng thành viên Deloitte Việt Nam cho biết trong suốt 35 làm nghề, bà đã có gần 20 năm ở cương vị lãnh đạo. Đặc biệt, từ năm 1998 - khi bắt đầu đảm nhận vị trí CEO của Deloitte Việt Nam - cho tới 2014, bà Thanh là phụ nữ duy nhất trong số 152 lãnh đạo quốc gia trên khắp thế giới của tập đoàn kiểm toán này.
“Mỗi lần tham dự các cuộc họp của Deloitte toàn cầu, khi phần lớn các lãnh đạo là nam giới, người ta thường hỏi tôi "quý bà đi theo ông nào?", bà Thanh nhớ lại.
Theo bà Thanh, lãnh đạo nữ hay lãnh đạo nam đều đòi hỏi những tiêu chí chung, mỗi người thành công cần có 3 yếu tố: chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng và tinh thần, thái độ làm việc.
“Trước mỗi cơ hội nghề nghiệp, không phân biệt nam hay nữ, ai thể hiện tốt hơn sẽ nắm bắt được cơ hội”, vị doanh nhân nêu quan điểm.
Bà Hà Thu Thanh - Chủ tịch Hội đồng thành viên Deloitte Việt Nam |
Dù vậy, bà Thanh cũng thừa nhận, trong xã hội phụ nữ thường yếu thế hơn đàn ông, do đó ngay cả ở Mỹ, Úc, Anh hay các nước phát triển khác, bình đẳng giới vẫn luôn là chủ đề nóng. 'Nữ tướng' ngành kiểm toán cho rằng, rào cản lớn nhất gây khó khăn cho việc bình đẳng giới tại Việt Nam chính là định kiến xã hội.
“Định kiến đi từ chính phụ nữ trước khi đi ra nam giới. Vì phụ nữ luôn cho rằng thiên chức của họ là sinh con và nuôi con. Sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ là điều đàn ông không thay thế được. Nhưng sau đó, việc chăm sóc con là công việc của cả 2 người", bà Thanh nói.
Với doanh nhân được mệnh danh là 'người đàn bà thép' này, bình đẳng không có nghĩa là bằng nhau. "Bình đẳng là mọi người đều có cơ hội làm việc, cống hiến, đóng góp cho gia đình và xã hội 'như nhau' – và từ 'như nhau' ở đây trong vai trò phụ nữ thì khác đàn ông", Chủ tịch Deloitte Việt Nam chia sẻ và nhấn mạnh rằng, phụ nữ cần tự tin mình có thể làm được mọi điều như nam giới và thể hiện bằng hành động, thay vì đổ lỗi cho xã hội hay ngồi chờ mọi người thay đổi định kiến.
“Điều đầu tiên tôi nói với nhân viên của mình về Lãnh đạo nữ là hãy lãnh đạo chính bản thân trước khi lãnh đạo những người khác. Khi chọn một phụ nữ làm lãnh đạo, chúng tôi muốn chọn một người mạnh mẽ. Mạnh mẽ ở đây không phải là hình thức bên ngoài mà là sự mạnh mẽ về ý thức, tinh thần và chí tiến thủ”, bà Thanh nói thêm.
Theo bà Thanh, khi xã hội nhìn vào phụ nữ, họ thường đòi hỏi có sự nữ tính. "Với cùng một quyết định, nếu người đàn ông đưa ra sẽ được đánh giá là hợp lý, nhưng với lãnh đạo nữ lại bị cho là độc đoán. Định kiến của xã hội là người phụ nữ phải bao dung”.
Nữ doanh nhân cho rằng, ở cương vị một nhà lãnh đạo, mỗi quyết định đưa ra đều có thể ảnh hưởng đến rất nhiều thứ, trong đó những quyết định liên quan đến con người luôn là nhạy cảm nhất. Khi đưa ra quyết định dù là lãnh đạo nam hay nữ cũng phải dựa trên mục tiêu của tổ chức, lợi ích và quá trình làm việc của nhân viên.
Sau nhiều năm làm lãnh đạo, Chủ tịch Deloitte Việt Nam rút ra kinh nghiệm: Quyết định không dựa trên giới tính của sếp nhưng hành động trước và sau đưa ra quyết định lại có thể thể hiện điều đó.
"Chẳng hạn trước khi đưa ra quyết định sa thải một nhân viên, người nữ lãnh đạo có những hành động quan tâm, tìm hiểu đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân viên đó. Sau khi đưa ra quyết định, họ có thể có những chia sẻ, hỏi thăm, động viên tinh thần", bà Thanh lấy ví dụ.
Cũng tại hội thảo, bà Nguyễn Phương Mai - CEO Navigos Search cho biết, theo một cuộc khảo sát đang được đơn vị này thực hiện, sự đa dạng giới trong đội ngũ lãnh đạo giúp doanh nghiệp làm việc hiệu quả hơn với khách hàng. Nhiều ý kiến cũng cho rằng, nữ lãnh đạo giúp công ty thu hút, giữ chân nhân tài và xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt hơn.
Kết quả khảo sát cho thấy, điểm mạnh của các nữ lãnh đạo tại Việt Nam là thực thi chiến lược nhưng năng lực cần phải cải thiện lại là đưa ra chiến lược. Trong khi đó, những rào cản đối với sếp nữ thường xuất phát từ phía gia đình, định kiến xã hội, môi trường làm việc và từ chính bản thân họ.
Linh Lam (Người Đồng Hành)